Khi trẻ bị té ngã hoặc va chạm mạnh vào cái gì đó, hoặc để vật gì nặng rơi trúng chân… sẽ làm cho máu chảy dồn vào các mô dưới da, làm cho da chổ đó sưng lên và đổi màu xanh tím. Các vết bầm này thường phai màu dần dần và biến mất sau một tuần.

Thông thường các vết bầm không có gì nghiêm trọng, nhưng nếu đó là vết bầm nặng, sẽ gây đau nhức và đôi khi làm trẻ khó chịu khi cử động nếu vết bầm này ở bắp chân hoặc bàn chân. Để giúp trẻ dễ chịu hơn, bạn hãy làm tan vết bầm trong thời gian ngắn nhất bằng các phương pháp đây.,
Đắp nước đá
Khi trẻ bị té ngã hoặc đụng mạnh vào cái gì đó, thì bạn biết chắc là chổ đó sẽ bầm tím hoặc đau nhức nhiều trong một hoặc hai ngày sau. Vì vậy đừng chờ vết bầm xuất hiện mà hãy dùng một túi nylon đựng nước đá đắp ngay lên chổ đau. Đắp chừng 15phút lấy ra, sau 15phút đắp lại thêm 15phút nữa… cứ làm luân phiên như vậy chừng 2 tiếng đồng hồ ngay sau khi bị chấn thương. Nước đá sẽ làm các mạch máu dẫn đến vết thương co lại làm mấu không chảy về nhiều vì vết bầm hình thành là do máu bầm tụ lại quanh chổ bị thương.
Chú ý: [quote]Nếu vết bầm ở mắt, nhất là xung quanh quầng mắt, nó sẽ rất khó tan đi trong vài tuần. Hãy đắp nước đá lên mắt, cứ 2 tiếng đắp 1 lần 10 phút trong hai ngày sẽ giúp vết bầm mau tan hơn.[/quote]
Hơi lạnh có công dụng làm các tế bào máu co lại và làm giảm sự xuất huyết dưới da. Chính sự xuất huyết này tạo ra các màu xanh, tím hoặc đen của vết bâm.
Hơ nóng ngày hôm sau
Sau khi đắp nước đá, vết bầm sẽ không hiện lên ngày hôm sau đối với các vết bầm nhẹ. Còn với vết bầm lớn, bạn vẫn có thể thấy vết bầm xuất hiện, nhưng chỉ nhạt và nhỏ. Để làm tan vết bầm này, bạn chỉ cần dùng khăn nhúng nước thật nóng, vắt ráo đắp lên chổ bầm, nhúng lại khi khăn nguội… làm liên tục từ 1 đến 2 giờ tùy theo vết bầm lớn hay nhỏ.
Hơi nóng có tác dụng làm máu lưu thông qua chỗ bầm nhanh hơn và sẽ làm vết bầm tan nhanh hơn. Cách làm này cũng giống như cánh xoa dầu nóng hoặc dán salonpas. Tuy cùng một mục đích, nhưng nước nóng dễ kiếm mà lại không tốn tiền.
Uống sinh tố C
Cho trẻ uống sinh tố C mỗi ngày 2 viên, mỗi lần 1 viên 500mg hoặc cho trẻ ăn nhiều các loại trái cây có chất chua như cam, quýt, dâu Đà Lạt, sơ ri và rau cải có mùa xanh đậm.
Sinh tố C là chất tạo nên những lớp collagen bảo vệ cơ thể. Những lớp collagen ở bàn chân, bàn tay, da mặt thường mỏng hơn ở các nơi khác. Do đó các vết bầm tại các nơi này thường dễ bị hơn, đậm hơn và lâu tan hơn. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu sinh tố C da trẻ sẽ dễ bị bầm hơn các trẻ khác.
Không dùng Aspirin
Khi trẻ bị đau do va chạm hoặc té ngã, các bà mẹ thường có khuynh hướng mua thuốc giảm đau cho con uống. Vì vậy nên chú ý đến một số loại thuốc nên dùng cho trẻ trong trường hợp này.
* Thuốc Aspirin hoặc các loại thuốc tương tự là các loại thuốc làm giảm đau ở vết bầm rất tốt, nhưng tuyệt đối không nên dùng vì Aspirin có tác dụng làm loãng máu vì máu càng loãng càng chậm đông thì càng dồn nhanh và lan rộng quanh vết thương nhiều hơn và càng làm tăng sự xuất huyết dưới da nhiều hơn.
Cách xử lý vết bầm không rõ nguyên nhân
Sau khi dắt trẻ đi chơi đâu đó, đi hồ bơi, đi tập thể thao, chơi đá banh, đạp xe đạp, sáng hôm sau bạn sẽ khám phá ra trên thân thể trẻ một số vết bầm không rõ nguyên nhân tại sao. Bạn đừng lo lắng vì khi cơ thể cố gắng nhiều sẽ tạo nên một số bọt trong mao quản. Những bọt này sẽ biến thành vết bầm khi máu dồn vào. Hãy đắp nước nóng, vết bầm sẽ tan ngay tức khắc.
Chú ý: [quote]Nếu thấy trẻ thường xuyên bị những vết bầm không rõ nguyên nhân, hãy cho trẻ đi bác sĩ khám bệnh vì có thể đây là triệu chứng của một số bệnh nào đó.[/quote]
Nếu trẻ tỏ vẻ đau đớn nhiều hoặc đau khi sử dụng tay hoặc chân bị bầm, bạn nên kiểm tra xem trẻ có bị bong gân hoặc gãy xương không. Nếu chỗ đó sưng nhiều và còn đau sau nữa giờ mà bạn đã làm đủ mọi cách giảm đau mà không hiệu quả, hãy đưa trẻ đi bệnh viên khám bệnh.
Post by: Sức khoẻ và đời sống