Xây xát, trầy trụa, đứt tay… là những chuyện hầu như không một trẻ nhỏ nào tránh được trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với những vết thương chảy máu, chẳng những làm cho trẻ đau mà còn làm cơ thể bị nhiễm trùng, làm độc hoặc gây khó chịu nhiều ngày sau đó.
>> Làm sao để vết thương ngoài ra mau lành? (P2)

Bạn có thể giải quyết vấn đề này cho con bạn một cách dễ dàng chỉ với 1 chút kiến thức sau đây:
• Vết thương xây xát nhẹ, chỉ cần dùng nước chín lau sạch vết thương, dùng khăn sạch lau thật khô và xức lên đó một chút dầu xanh con ó. Vết thương sẽ khô và lành trong vài ngày.
• Vết thương chảy máu, dùng một miếng bông gòn hoặc miếng vải sạch đè mạnh xuống vết thương để cầm máu, nếu không có sẵn bông gòn hoặc vải, có thể dùng hai ngón tay để lên cũng được. Việc này thường sẽ làm cho máu ngưng chảy trong vài phút. Máu đã hết chảy, bạn hãy làm tiếp một số việc sau đây.
• Rửa sạch vết thương
Đây là cách quan trọng để bảo vệ vết thương chống lại sự xâm nhập của vi trùng. Lấy xà phòng diệt khuẩn và nước chín sửa cho sạch vết thương, cố gắng lấy hết những bụi cát bám trong vết thương ra. Nếu lấy không sạch, có thể gây thành sẹo hoặc tỳ vết trên đã sau khi vết thương được chữa lành.
• Thoa thuốc và băng bó
Giai đoạn tiếp theo là thoa thuốc và băng bó. Nếu vết thương không sâu lắm, chỉ cần xức lên 1 chút dầu xanh con ó và dùng băng keo có sẵn thuốc trụ sinh băng lại là được. Nếu vết thương cắt sau vào thịt nên dùng loại thuốc thoa có thuốc trụ sinh (antibiotic) sẽ mau lành hơn và dùng băng keo băng lên là đủ. Mỗi ngày thay băng một lần.
Chú ý: [quote]Nếu vết thương do các vật bằng sắt, thép, thiếc đã han rỉ gây ra, bạn phải đưa con mình đi chích ngừa uốn ván.[/quote] – Mẹo vặt: Muốn vết thương mau lành và không để lại sẹo, cho trẻ uống mỗi ngày 1 viên hoặc 2 viên tùy theo tuổi sinh tố E loại 400 đơn vị. Khi vết thương bắt đầu mọc da non, dùng kim chích một viên sinh tố E nặn lấy dầu thoa lên vết thương
Nếu không có thuốc sinh tố E có thể bổ sung bằng các thức ăn sau đây: – Dầu thực vật như dầu bắp, dầu đậu nành, dầu ô – liu, dầu hướng dương… rau xanh có lá, ngũ cốc, lòng đỏ trứng…
• Chốc lở: Đây là một loại nhiễm trùng da, nhanh chóng lây lan thành vết loét có vẩy óng ánh màu vàng nâu. Chốc lở thường thấy trên mặt trẻ em, nhất là ở quanh miệng và mũi, rất dễ lây lan sang người khác từ những vết loét hoặc các ngón tay bị nhiễm trùng cần được chữa trị mau chóng. Một số cách sau đây giúp các bà mẹ chăcnj đứng ngay căn bệnh cho con em mình.
• Rửa sạch chổ bị chốc bằng xà bông hoặc nước chín. Cọ nhẹ cho vẩy bong ra, chứ có chà xát mạnh. Hãy chùi nhẹ nhàng các vẩy cứng bằng bông gòn nhúng nước ấm có pha xà bông.
• Lấy khăn giấy mềm chậm cho khô vùng da bị chốc lở và vất đi sau khi chậm xong.
• Bôi lên chổ chốc thuốc tím Gentian 2% (hòa một muỗng café thuốc tím với nửa lít nước ta có một dung dịch thuốc tím 2%) hoặc thuốc cortibion hoặc một loại kem thuốc nào có công dụng tương tự.
• Chú ý: [quote]Nếu chổ nhiễm trùng lan rộng hoặc trẻ bị sốt nên cho trẻ đi bác sĩ khám.[/quote]
– Hằng ngày phải năng tắm rửa cho trẻ, tránh đừng để muỗi, rệp chích.
– Nếu trẻ bị chốc phải chữa ngay khi có dấu hiệu đầu tiên.
– Không để trẻ bị chốc dùng chung khăn mặt, khăn tắm với người khác hoặc trẻ khác.
– Không để trẻ bị chốc chơi chung hoặc ngủ chung với trẻ khác, nhất là các trẻ còn quá nhỏ.
• Chàm:
Chàm ở trẻ em thường do dị ứng gây nên những vùng da bị ngứa, đỏ và tróc vẩy. Ở trẻ bé, chàm biểu hiện một đám đỏ hay mụn đỏ mọc trên má, ở trẻ lớn hơn đôi khi mọc trên cánh tay, bàn tay hoặc nơi các nếp gấp da như mặt trong khuỷu tay hay mặt ngoài đầu gối. Những đám đỏ này gồm những vết loét hoặc nốt phỏng rỉ nước vàng.
Để chữa chàm, bạn có thể làm theo một số cách sau đây:
– Đắp gạc lạnh lên chổ đau sau khi làm sạch các vùng bị chàm với dầu tắm em bé và nước sạch. Lấy nữa lít nước lạnh (nước chín để trong tủ lạnh hoặc nước nấu chín bỏ vào ít cục nước đá), pha vào 1 muỗng canh dấm trắng. Lấy vải sạch hoặc khăn sạch thấm ướt dấm lạnh và đắp lên chổ bị chàm. Làm như vậy trẻ sẽ bớt ngứa ngáy và bớt đau. Khi miếng vải bớt lạnh, lại thấm nước lạnh và làm lại như trên.
– Khi chổ bị chàm đã hết ngứa và khá hơn, nên xoa lên đó một chút dầu mè gừng, sẽ rất mau lành.
– Nếu chổ bị chàm có dấu hiệu nhiễm trùng, chữa như chốc lở.
– Cho trẻ phơi nắng mỗi buổi sáng, nhớ để ánh sáng mặt trời chiếu vào chổ bị chàm.
Chú ý: Chàm ở trẻ con thường là do dị ứng. Nên chú ý sau khi cho trẻ ăn món gì đó, mà trẻ bị ngứa da, lần sau nên đổi món ăn. Nếu sau khi đổi món ăn mà trẻ vẫn bị ngứa, hãy chú ý xem bạn đã vệ sinh sạch sẽ cho con chưa, nhất là sau khi ăn sữa, sữa dính trên mặt hoặc lông mèo, chó dính vào da cũng là nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ.
Khi chàm ở trẻ trở nên nặng, nên cho trẻ đi bác sĩ khám.
• Khô môi, mứt môi, nứt nẻ da
Ở việt Nam, nhất là ở vùng đồng bằng, ít người bị bệnh da khô, nứt da, nứt môi vì khí hậu nóng ẩm quanh năm. Nhưng ở các vùng cao nguyên như Đà Lạt, Sapa… nói chung là các vùng có khí hậu lạnh thì đây là một bệnh thông thường ở trẻ em và cả những người lớn.
Ở những vùng này, khí hậu tuy lạnh nhưng thiếu độ ẩm, dễ làm cho da trở nên khô vì mất nước. Trường hợp nặng hơn da có thể bị sưng đỏ lên, nứt và lở loét. Triệu chứng thường thấy ở trẻ con là có vết rạn nứt trên da, thường là xung quanh môi, hai má và đôi khi ở bàn tay. Vết nứt ở môi thường sâu vì hay nói, cười làm cho môi co dãn liên tục.
Bệnh này chữa trị không có gì khó, điều cần thiết là nên phòng ngừa trước hoặc chặn đừng ngay sau khi xảy ra. Một số kinh nghiệm sau đây giúp bạn chữa bệnh cho con em mình hiệu quả hơn.
• Dùng son môi hoặc dầu vaseline
Những loại này chặn đứng bệnh khô nứt môi, nẻ da rất công hiệu. Bạn là phụ nữ, son thoa môi lúc nào cũng có, nếu bạn không dùng son môi, có thể dùng vaseline thoa lên chổ da bị nứt, kẹt lắm dùng dầu mè thoa lên môi cũng rất công hiệu. Cần thoa thường xuyên cho trẻ, mỗi ngày 3, 4 lần là vết khô nứt có thể lành sau vài ngày.
Trường hợp môi hay da mặt bị nứt sâu và chảy máu chút ít, nên dùng các laoị kem trụ sinh có bạn tại tất cả các nhà thuốc tây.
• Dùng sinh tố nhóm B và viên sắt
Việc uống sinh tố không trị dứt bệnh nứt da, nhưng theo sự khảo sát của một số nhà nghiên cứu chuyên khoa da cho thấy, những người dễ dàng bị nứt da, khô da, cơ thể thường bị thiếu sinh tố nhóm B và chất sắt. Nếu bạn thấy con em mình hay bị bệnh này, hãy thử cho trẻ uống sinh tố B – complex và chất sắt xem sao.
• Đừng liếm môi
Bạn hãy thường xuyên cho trẻ uống nước và cố gằng đừng để cho nước dính vào môi vì nước còn dính lại ở môi sẽ làm môi rát hơn vì sự bay hơi. Do đó nếu bạn không nhắc nhở trẻ đừng liếm môi, thì tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn. Môi trẻ sẽ khô hơn và rát hơn.
Post by: Sức Khoẻ và Đời Sống