Vết phỏng, phồng: Phỏng theo y khoa, người ta chia ra làm 3 cấp độ từ nhẹ đến nặng như sau:
>> Làm sao để vết thương ngoài ra mau lành (P1)
• Phỏng độ 1: Không gây rộp da, da chỉ dị đỏ lên và hơi rát mà thôi. Muốn đỡ đau và thu nhỏ chổ bị phỏng nhẹ nên dùng cách mở vòi nước lạnh, cho nước chảy chầm chậm lên vết phỏng hoặc ngâm chổ bị phỏng vào nước lạnh ngay tức khắc cho đến khi bớt đau và da không bị phồng nước. Ngoài ra không còn cách chữa nào khác.
• Phỏng độ 2 sẽ gây rộp da. Trường hợp trẻ bị phỏng do chất lỏng như phỏng dầu, nước sôi, a xít, trước hết phải cởi bỏ y phục bị ướt, kế đó ngâm nước lạnh chổ bị phỏng. Đặt trẻ vào thau nước lạnh hoặc nhúng ướt một chiếc khăn rồi đắp lên vết phỏng. Nếu là axit hay hóa chất phỏng da trẻ, bạn hãy xối thật nhiều nước cho trôi hóa chất đi, nhưng hãy cẩn thận đùng cho nước chảy tới những vùng da lành.
Nếu y phục bị dính vào vết thương, đừng gỡ ra mà hãy xối nước lạnh bên ngoài vải và mời bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bác sĩ.
Chú ý: [quote]không nên chọc vỡ chổ da bị phỏng.[/quote]
Nếu chổ rộp da chẳng may bị vỡ, hãy rửa nhẹ nhàng vết phồng với nước muối nhạt (pha 1 muỗng café muối với ½ lít nước nấu chín). Sau đó lấy vaseline hơ nóng cho sôi để khử trùng và phết nó lên chỗ phỏng. Nếu không có vaseline thì dùng miếng vải thật sạch đắp hờ lên vết phỏng và tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên vết phỏng.
• Phỏng độ 3 gọi là phỏng sâu làm cháy đen và phá hủy da. Hãy lập tức đắp lên vết phỏng một miếng vải sạch ngăn ngừa bụi bặm và đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trạm y tế ngay lập tức. Hãy cẩn thận xem trẻ có bị choáng không, nếu trẻ kêu khát nước, hãy cho trẻ uống nhiều nước.
Sau khi sơ cứu trẻ bị phỏng, bạn hãy cần làm thêm những thứ sau đây:
– Giữ sạch vết phỏng
Phương pháp tốt nhất là giữ cho vết phỏng sạch sẽ, đừng động chạm gì đến trong vòng 24 giờ. Có thể dùng băng vải đắp lên với mục đích ngăn ngừa ruồi, bụi bặm hoặc tránh sự đụng chạm làm trẻ đau đớn.
– Làm vệ sinh vết phỏng: Sau 24 giờ, bạn có thể rửa vết thương với xà bông và nước sạch, hoặc dùng dung dịch Betadine mua tại tiệm thuốc tây. Rửa mỗi ngày 1 lần, sau khi rửa thấm cho khô.
– Thoa kem Aloe Vera
Aloe Vera còn gọi là lá nha đam hay lô hội là một loại cây có lá như cây dứa gai, bên trong chứa chất nhờn. Sau 3 ngày, bạn có thể mua loại kem Aloe vera tại các tiệm thuốc tây hoặc ngắt một lá, lấy chất nhờn bên trong thoa lên vết phỏng cũng được. Làm như vậy trẻ sẽ cảm thấy mát và dễ chịu hơn, điều quan trọng là da không bị khô nứt. Dùng lá tươi hay kem đều công dụng như nhau.
Chú ý: Trẻ mắc bệnh tim hoặc đang dùng các loại thuốc chống đông máu không nên dùng cách này.
Công dụng của các sinh tố:
• Sinh tố C: Rất cần thiết cho sự cấu tạo chất keo (collagen), một chất do cơ thể sản xuất ra để làm chổ da phỏng mau lành hơn. Liều lượng t huốc được bác sĩ Alan E.M.D, chuyên khoa về sinh tố trị liệu tại Hoa Kỳ đề nghị 1000mg sinh tố C mỗi ngày, mỗi lần 1 viên 500mg uống sáng, chiều.
• Sinh tố E có công dụng giúp cho vết phỏng liền da mau lành hơn. Cho trẻ uống mỗi ngày 1 viên sinh tố E 400 I.U (đơn vị), khi vết phỏng không còn phồng nữa hoặc chổ phỏng đã lên da non, mỗi ngày lấy nước cốt nghệ tươi hoặc dầu mè xoa lên chổ đó sẽ rất mau lành.
Lời dặn
• Phỏng quanh các khớp
Khi trẻ bị phỏng nặng ở giữa các ngón tay, ở nách, khớp gối, thì phải đặt những miếng gạc dày có phết vaseline (hoặc kem trị phỏng) ở giữa các bề mặt bị phỏng để tránh chúng dính lại với nhau khi vết phỏng lành. Ngoài ra trong thời gian đang bình phục, nên kéo thẳng các ngón tay, cánh tay và chân nhiều lần mỗi ngày. Làm như thế sẽ làm trẻ đau đớn nhưng giúp tránh được các khớp bị dính do sẹo gây ra có thể làm trẻ bị tật và làm cho khó cử động.
Chú ý:
– Trẻ bị phỏng nặng cần cho ăn những thức ăn có nhiều đạm protein như thịt heo, gà, bò, chim, trứng, cá, tôm, cua, ốc… Các loại đậu phộng, đậu xanh, đậu ván, đậu đỏ, đậu đen, rau xanh, lúa, kê, bắp…
– Cẩn thận các thức ăn chế biến từ nếp: xôi, chè trôi nước, bánh chưng, bánh tét, bánh ít… Không nên cho trẻ ăn lúc đang trị bệnh. Khi lành hẳn mới cho trẻ ăn các thức ăn trên. Tuy y học không cấm ăn các thức ăn này, nhưng trên thực tế, trẻ ăn những thức ăn, thời gian lành bệnh lâu gấp 4 hoặc 5 lần trẻ không ăn và tiền tiêu tốn thuốc men sẽ gấp 10 lần.
• Chú ý khi cho trẻ bị phỏng nặng dùng trái cây
Một cuộc thí nghiệm tại khoa phỏng bệnh viên nhi ở Arkansas Hoa Kỳ. Người ta lấy 100 em bị phỏng nặng, 50 em cho ăn tự do trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi, dâu… và 50 em chỉ cho ăn các loại trái cây ngọt và cho ăn hạn chế. Kết quả những đứa trẻ ăn các loại trái cây chua, vết phỏng rỉ nước vàng và lâu lành hơn trẻ chỉ ăn trái cây ngọt gấp 4 lần, thay vì một tuần thì 1 tháng mới lành.
Do đó bác sĩ Mary trưởng khoa phỏng kết luận rằng không nên cho trẻ bị phỏng nặng ăn các loại trái cây có vị chua trong thời gian đang điều trị.
Post by: Sức khoẻ đời sống